Năm ánh sáng là một đơn vị đo rộng lớn dùng để đo các vị trí của những vật thể xa với trái đất. Chẳng hạn như đo khoảng cách giữa các vì sao, các thiên hà… Đơn vị đo khoảng cách này cũng có thể quy đổi đơn vị này ra km. Vậy vận tốc của ánh sáng là bao nhiêu, chuyển đổi từ số năm ánh sáng ra km được tính toán như thế nào. Muốn hiểu hơn về thiên văn học hoặc hiểu thêm về các cách nói trong lĩnh vực khoa học về đơn vị đo: năm ánh sáng hãy đọc kỹ hơn ở nội dung bên dưới nhé.
Tìm hiểu về đơn vị đo: năm ánh sáng là gì?
Đơn vị đo năm sáng sáng được dùng để tính số km mà ánh sáng đi được trong 1 năm. Tốc độ ánh sáng cho đến thời điểm hiện tại được đánh giá là thứ di chuyển nhanh nhất trong vũ trụ. 1 giây ánh sáng có thể đi với vận tốc 300.000km/s.
Với vận tốc này thì có một điều thú vị là chỉ mất 1s ánh sáng đã có thể đi vòng quanh xích đạo trái đất lên đến 7,5 lần. Chính vì thế, khoa học ước tính nếu trái đất chỉ cần mất ánh sáng mặt trời trong vòng 1s thì trái đất sẽ bị diệt vong, kỷ nguyên của băng hà sẽ xuất hiện.
Tương tự như vậy khi nhắc đến 1s ánh sáng có nghĩa là khoảng cách ánh sáng đi được trong 1 giây, tương đương với 300.000km. Chỉ cần tính thời gian 1 năm nhân với 300.000km sẽ ra được số km cho 1 năm ánh sáng.
Vậy 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
1 năm ánh sáng = 9. 460.528.400.000 km tương đương với 9,5 nghìn tỷ km.
Cách tính cụ thể như sau:
- 1 năm ánh sáng là khoảng cách, quãng đường mà ánh sáng đi được trong 1 năm
- 1 giây ánh sáng lại bằng 300.000km.
- Thông số tiếp theo để có thể tính toán 1 năm ánh sáng là phải quy đổi 1 năm bằng bao nhiêu giây.
1 năm = 31.556.26 giây. Vậy, công thức tính sẽ là:
- 1 năm ánh sáng = 31.556.26 giây x 300.000km
- Kết quả cuối cùng: 1 năm ánh sáng = 9. 460.528.400.000 km gần bằng với 9,5 nghìn tỷ km
- Nếu tính theo dặm Anh sẽ quy đổi 1 năm ánh sáng = 5.878.499.810.000 dặm, gần bằng 5,9 dặm.
1 Năm ánh sáng bằng bao nhiêu năm trên trái đất?
Vì trong đơn vị đo: năm ánh sáng có từ “năm” nên nhiều người hiểu nhầm đây là đơn vị đo thời gian. Tuy nhiên, đây là đơn vị đo khoảng cách nên chúng ta không thể đo thời gian 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu năm trên trái đất.
Chúng ta chỉ có thể đo mặt trời cách trái đất bao nhiêu năm ánh sáng như sau:
- Theo các nhà thiên văn học khoảng cách của mặt trời đến trái đất 149.597.870.700 mét (149,6 triệu km).
- Công thức tính mặt trời đến trái đất là: 149.6 triệu km/ 9. 460.528.400.000 km = 0,00001581 năm ánh sáng. Tương tương với 8 phút ánh sáng.
Để ra được kết quả 8 phút ánh sáng, chúng ta dùng công thức tính như sau:
- Khoảng cách ánh sáng mặt trời đến trái đất: 0,00001581 x 356 ngày = 0,00577065 x 24h = 0,1384956 x 60s = 8,309736. Làm tròn 8,309736 thành 8,3 phút.
Khám phá khoảng cách từ các hành tinh trong hệ mặt trời đến trái đất
Các nhà khoa học đã dùng đơn vị năm ánh sáng để tính toán khoảng cách từ các hành tinh trong hệ mặt trời đến trái đất như sau:
- Trái Đất đến Sao Thủy khoảng 5,10 phút ánh sáng.
- Trái Đất đến Sao Kim khoảng 2,3 phút ánh sáng.
- Trái Đất đến Mặt Trăng khoảng 1,3 giây ánh sáng.
- Trái Đất đến Sao Hỏa khoảng 4,35 phút ánh sáng.
- Trái Đất đến Sao Mộc khoảng 34,95 phút ánh sáng.
- Trái Đất đến Sao Thổ khoảng 1,18 phút ánh sáng.
- Trái Đất đến Sao Thiên Vương khoảng 2,52 phút ánh sáng.
- Trái Đất đến Sao Hải Vương khoảng 4,03 phút ánh sáng.
- Trái Đất đến Sao Diêm Vương khoảng 4,6 phút ánh sáng.
- Khoảng cách từ Trái Đất đến các hành tinh trong vành đai Kuiper là: 4,02 phút ánh sáng.
Có thể thấy được 1 năm ánh sáng là khoảng cách rất lớn dùng để ước tính các khoảng cách rộng lớn hơn. Tính toán thú vị của các nhà khoa học: vận tốc trung bình là 20 phút/dặm. Nếu chúng ra đi không ngủ nghỉ trong vòng 225 triệu năm thì mới có thể đi hết 1 năm ánh sáng.
Những điều thú vị từ đơn vị đo năm ánh sáng
- Mỗi đêm bạn nhìn lên bầu trời và thấy những ngôi sao đang tỏa sáng, nhưng có thể những ngôi sao đó chỉ là quá khứ, thứ mà bạn nhìn thấy chỉ là ánh sáng của nó đang đi đến hướng của chúng ta. Chẳng hạn như ngôi sao Sirius mà bạn thấy giữa bầu trời đêm cách trái đất lên đến 8,5 năm ánh sáng. Nhưng thực chất ngôi sao này đã vụt tắt từ 8,6 năm ánh sáng trước đó.
- Một điều thú vị nữa là khi bạn ngắm mặt trời lặn tức là mặt trời đó cách bạn 8,3 phút ánh sáng.
- Thiên hà lùn Canis Major được các nhà thiên văn học đo khoảng cách và kết luận là gần với dải ngân hà nhất, thiên hà lùn này cách Mặt trời 25.000 năm ánh sáng.
- Thiên hà GN-z11 là thiên hà xa trái đất nhất. Năm 2016, kính thiên văn Hubble đo khoảng cách từ thiên hà GN-z11 đến trái đất là 13,4 tỷ năm ánh sáng.
- Một điều thú vị về ánh sáng nữa là bất kỳ ánh sáng nào đi vào bên trong hố đen thì không thể xuyên qua được. Theo nhiều thuyết khoa học thì hố đen hấp thụ ánh sáng và bẻ cong thời gian.
- Một số phát hiện kỳ thú mới đây được đăng trên báo Nature vào ngày 28.7 công bố rằng: đằng sau một hố đen siêu lớn ở trung tâm của một thiên hà cách Trái Đất lên đến 800 triệu năm ánh sáng đã xuất hiện những vầng hào quang và các tia sáng. Hiện tượng này vẫn đang được nghiên cứu.
Kết luận
Hy vọng những thông tin về khoảng cách từ trái đất đến mặt trời là 8,3 phút. Cũng như 1 năm ánh sáng sẽ đi tương đương 9,5 nghìn tỷ km đã giúp ích nhiều cho bạn. Năm ánh sáng chính là đơn vị đo khoảng cách trong vũ trụ bao la, đo khoảng cách giữa trái đất với các hệ mặt trời, các hành tinh khác. Vũ trụ vẫn còn rất nhiều bí ẩn và đơn vị đo lường năm ánh sáng cũng hỗ trợ rất nhiều trong các công thức tính toán của thiên văn học. Quan tâm đến hệ mặt trời, thiên hà, tinh vân và các vấn đề thiên văn học khác hãy tìm hiểu ở các chuyên đề tiếp theo của Doanhnhan.edu.vn nhé.