Thời gian
Sự kiện
Diễn biến chính
Kết quả, ý nghĩa
1919 – 1922
Hội nghị Véc xai và Oa-sinh-tơn
– Kí kết hòa ước giữa các nước thắng trận và bại trận.
– Các nước bại trận chịu những điều khoản nặng nề
Một trật tự thế giới mới : trật tự Véc-xai -Oa-sinh-tơn và Hội quốc liên.
– Mâu thuẫn giữa các đế quốc tiếp tục căng thẳng.
1918 -1923
Khủng hoảng kinh tế , chính trị
– Kinh tế các nước CNTB không ổn định
– Cao trào cách mạng 1918 -1923 dâng cao
Phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh, Quốc tế Cộng sản thành lập (1919)
1924 – 1929
Thời kì ổn định tạm thời
– Kinh tế các nước tư bản ổn định và phát triển, đặc biệt là Mĩ.
– Kinh tế bộc lộ nhiều nhược điểm.
Giai đoạn ổn định tạm thời nhưng ẩn chứa nhiều mầm mống dẫn đến khủng hoảng.
1929 – 1933
Khủng hoảng kinh tế thế giới
– Nổ ra đầu tiên ở Mĩ, lan rộng khắp thế giới, tàn phá nặng nề nền kinh tế, chính trị các nước tư bản, làm xã hội rối loạn.
– Phong trào cách mạng bùng nổ.
Các nước tư bản lối thoát bằng những cách khác nhau: cải cách kinh tế, xã hội (Anh, Pháp, Mĩ), hoặc thiết lập chế độ phát xít (Đức, I-ta-li-a, Nhật)
1933
Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Đức.
– Ngày 30/1/1933 Hít-le lên làm Thủ tướng.
Chính phủ, thiết lập chế độ độc tài phát xít ở Đức.
– Thi hành chính sách, chính trị, kinh tế, đối ngoại phản động nhằm phát động chiến tranh phân chia lại thế giới.
– Mở ra thời kỳ đen tối trong lịch sử nước Đức
– Báo hiệu nguy cơ chiến tranh thế giới.
1933 – 1935
Chính sách mới (New Deal) của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven
Thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực KT tài chính và chính trị xã hội.
– Cứu chủ nghĩa tư bản Mĩ khỏi cơn nguy kịch.
– Làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản, không đi theo con đường chủ nghĩa phát xít
1933 – 1939
Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và lên cầm quyền ở Đức, I-ta-li-a, Nhật.
– Chủ nghĩa phát xít, quân phiệt lên cầm quyền ở Đức, I-ta-li-a, Nhật, ra sức chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.
– Liên Xô muốn liên minh với tư bản chống phát xít nhưng bị từ chối. Anh, Pháp dung dưỡng phát xít để chống Liên Xô. Mĩ giữ thái độ trung lập
– Mặt trận nhân dân chống phát xít hình thành và thắng lợi ở nhiều nước.
– Thế giới hình thành 2 khối đế quốc đối đầu nhau, làm quan hệ quốc tế luôn căng thẳng.
-Tạo điều kiện cho Đức gây chiến..
1939 – 1945
Chiến tranh thế giới thứ hai
– Lúc đầu là cuộc chiến giữa hai khối đế quốc.
– Sau khi Liên Xô và Mĩ tham chiến, Mặt trận Đồng minh chống phát xít hình thành
– Chủ nghĩa phát xít bại trận, thắng lợi thuộc về phe Đồng minh..
– Hội nghị I-an-ta được triệu tập để thiết lập trật tự thế giới mới.