Tôi đã học điện tử cơ bản như thế nào? Hôm nay tôi muốn chia sẻ cho các bạn những gì tôi đã trải qua trên con đường trở thành một thợ điện tử sau nhiều năm đi học từ ấu thơ cho đến khi học xong đại học và đi làm.
Đang xem: Khóa học điện tử cơ bản
Tôi là Nguyễn Vĩnh Thắng, kỹ thuật viên chính của trung tâm điện tử thực dụng NVT. Hiện tại tôi vừa làm chuyên môn của tôi là lập trình, sửa chữa, thiết kế các máy móc thiết bị điện tử gia dụng, điện tử tự động hóa…và vừa là người biên tập nội dung của chuyên mục “HỌC ĐỂ LÀM” trên chính website www.doanhnhan.edu.vn.Tôi mong muốn được chia sẻ những gì cơ bản nhất, thiết thực nhất và thực dụng nhất đến tất cả những ai yêu thích kỹ thuật điện tử_một lĩnh vực thật bao la và lý thú. Nếu bạn đang là một học sinh phổ thông đam mê máy móc hay yêu thích tự động hóa, nếu bạn đang là một sinh viên kỹ thuật điện muốn có một kiến thức nền tảng để làm việc sau này hoặc nếu bạn đang là một người có mong muốn được sống bằng nghề điện tử mà không phải làm cho công ty nào thì tôi nghĩ những gì tôi sắp chia sẻ dưới đây phần nào có ích cho bạn.
|
HỌC ĐIỆN TỬ TỪ NHỮNG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ TRONG ĐỜI SỐNG |
Tôi yêu thích điện tử kể từ khi tôi nhìn thấy người cậu của mình quấn biến áp hàn và làm bình ắc quy (lớn lên tôi mới biết đó là bình ắc quy). Lúc đó tôi chỉ biết rằng không hiểu sao mà ông cậu cứ cho cái bóng đèn vào hai đầu ắc quy thì sáng rực lên trông thật rạng rỡ và khi đó tôi mới 5 tuổi. Từ lớp 1 đến cho đến lớp 6 tôi hay loanh quanh ở các bãi đồng nát để xin đồ điện cũ về nghịch và nghịch, tôi không có một khái niệm gì về điện nhưng cũng biết khi cho pin vào bóng đèn thì nó sáng, cho pin vào cái động cơ một chiều ở cái ô tô đồ chơi thì nó quay và cũng biết đảo chiều pin để động cơ quay ngược lại nhưng cũng không biết tại sao nó lại quay ngược. Lên lớp 7 bắt đầu được học khái niệm về điện tích, các cách tạo ra điện và tác dụng của dòng điện. Tôi bắt đầu thấy lý thú và tìm hiểu điện bài bản hơn. Từ lớp 9 đến hết cấp 3 tôi đã thành thạo đấu điện trong gia đình, tôi đã làm được một thiết bị đèn nhấp nháy tự động đầu tiên nhờ một chiếc đĩa CD có dán những mảnh băng dính đen và một chiếc cảm biến quang học. Mặc dù mải nghịch nhưng điểm trung bình các năm môn Vật lý của tôi từ lớp 6 đến hết lớp 12 chưa bao giờ dưới 8. Tìm hiểu vật lý và tính toán vật lý là sở thích của tôi. Học hết cấp 3 tôi đã có thể sửa được một số đồ điện gia đình như sửa nồi cơm điện tử , ấm siêu tốc, đèn ngủ, ..nhưng nói chung khá sơ khai vì tôi chưa thể hiểu được bán dẫn là gì và các linh kiện bán dẫn hoạt động như thế nào và thiết kế tính toán nó ra sao. Lên đại học tôi đã không chọn nghành điện tử mà lại học nghành hệ thống điện theo xu thế của sinh viên trong trường và các lời khuyên của đàn anh đàn chị. Tôi không hối tiếc vè lựa chọn này nhưng nó chiếm khá nhiều thời gian của một đời người sau khi trải qua 5 năm học không hứng thú. Trong quá trình học đại học tôi vẫn thường xuyên vào các diễn đàn, các forum thảo luận về điện tử, tự động hóa. Tôi tự mua sách kỹ thuật điện tử cơ bản về học, tôi mua các kít lập trình vi điều khiển rồi làm những ứng dụng thực tế ngoài ra tôi cũng bắt đầu xin vào học ở các hiệu sửa chữa điện tử với một khoản học phí nho nhỏ để được thực hành trên nồi cơm điện, bếp từ, lò vi sóng… Tôi bắt đầu học thiết kế sản phẩm ứng dụng từ đèn nhấp nháy, tự động bật đèn khi trời tối, báo động khi có người đi qua, các thiết bị điều khiển từ xa, các thiết bị đo lường trên máy tính rồi đến cả lập trình PLC và lập trình giao diện. Về nhà tôi nhận sửa chữa miễn phí các đồ điện gia dụng như quạt điện, chấn lưu, bóng compac, bếp từ… Sau khoảng thời gian đó tôi đã có kỹ năng kiểm tra linh kiện điện tử chuyên nghiệp, điều này giúp ích cho tôi rất nhiều trong công việc kỹ thuật điện tử của tôi.
Xem thêm: Chàng Vợ Của Em – Cánh Diều Vàng 2018
Học điện tử cơ bản từ những thiết bị phổ thông trong đời sống và đặc biệt là cần những tài liệu hướng dẫn sửa chữa chuyên nghiệp.
Xem thêm: Phong Cách Lãng Tử Của Trần Vỹ Đình, Thiếu Gia “Hàng Thật Giá Thật” Của Cbiz
|
HỌC ĐIỆN TỬ CĂN BẢN TỪ NHỮNG LINH KIỆN CƠ BẢN |
Khi tốt nghiệp đại học được 1 tháng với tấm bằng trung bình khá tôi xin vào làm việc trong một công ty chuyên về xử lý nước thải và chế tạo thiết bị y tế. Sau khi trải qua 2 cuộc phỏng vấn căng thẳng thì tôi chính thức vào làm cho công ty. Công việc chính của tôi là thiết kế tủ điện điều khiển các hệ thống xử lý nước thải trong bệnh viện sao cho nó hoạt động tự động tuân theo yêu cầu hệ thống, thông thường các tủ điện này đều có PLC và các bộ điều khiển điện tử cũng như hàng trăm khóa chuyển mạch, khởi động từ, rơ le nhiệt cùng hàng ngàn đầu dây đấu nối. Vì có kiến thức điện tử cơ bản lên khi làm việc tôi cũng tiếp cận các máy móc kỹ thuật khá nhanh. Trong thời gian làm việc ở công ty này thì tối về tôi vẫn tiếp tục đọc các tài liệu về điện tử thực hành, các mạch điện trong các thiết bị điện tử gia dụng, các cảm biến được sử dụng trong công nghiệp , các linh kiện điện tử trong các máy móc ngoài đời. Làm việc ở công ty tuy là chỉ ngồi vẽ, thiết kế và lập trình trong phòng điều thòa nhưng tôi vẫn cảm thấy bị chi phối vì thường xuyên bị điều động đi lắp đặt những hệ thống tôi đã thiết kế ra tận mãi trong miền Tây (công ty thì ở Hà Nội). Làm được 1 năm tôi quyết định xin nghỉ việc và gác bằng đại học vào trong tủ. Công việc đầu tiên của tôi thiên về tự động hóa và điện tử còn tấm bằng của tôi ghi là kỹ sư hệ thống điện, điều đó nói lên rằng kỹ năng của bạn quan trọng hơn là tấm bằng. Tôi gác bằng tốt nghiệp vào tủ rồi đi tìm sư phụ ngoài đời, ngoài xã hội và giờ đây tôi trở về với chính mình_một người thợ sửa điện tử!Với cá nhân tôi thì có những thứ sau sẽ là nền tảng để phát triển kỹ thuật điện tử cho những người mới học.