Người ta dùng dây dẫn điện có vỏ bọc để cuốn thành cuộn cảm.
c. Phân loại và kí hiệu:
Tùy theo cấu tạo và phạm vi sử dụng người ta phân loại như sau:
Cuộn cảm cao tần:
Hình 3.1. Hình dạng một số cuộn cảm cao tần
Cuộn cảm trung tần:
Hình 3.2. Hình dạng một số cuộn cảm trung tần
Cuộn cảm âm tần:
Hình 3.3. Hình dạng một số cuộn cảm âm tần
Cuộn cảm có giá trị thay đổi: ,,
1.3.2. Các số liệu kỷ thuật của cuộn cảm
a. Trị số điện cảm
Cho biết khả năng tích luỹ năng lượng từ trường của cuộn cảm khi có dòng điện chạy qua. Trị số điện cảm phụ thuộc vào kích thước, hình dạng, vật liệu lõi, số vòng dây và cách quấn dây
Đơn vị đo là Henry ((H))
1 Mili henry ((mH)) = 10-3 ((H))
1 Micrô henry ((mu H)) = 10-6 ((H))
b. Hệ số phẩm chất ((Q))
Đặc trưng cho tổn hao năng lượng trong cuộn cảm.
(Q=frac{2pi f L }{r})
c. Cảm kháng của cuộn cảm ( XL)
Là đại lượng biểu hiện sự cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện chạy qua nó.
(X_{L}=2 pi f L )
Trong đó:
XL: Cảm kháng ((Omega))
f: Tần số dòng điện qua cuộn cảm ((Hz))
L: Trị số điện cảm của cuộn cảm ((H))
Nhận xét:
Nếu là dòng điện một chiều (f = 0) -> XL = 0
Nếu là dòng điện xoay chiều (f càng cao) -> XL càng lớn