1.1. Bộ xương

Hình 1: Bộ xương thằn lằn
1- Xương đầu; 2- Cột sống; 3- Xương sườn; 4- Đai chi trước
5- Các xương chi; 6- Đai chi sau; 7- Các xương chi sau; 8- Đốt sống cổ
- Gồm 3 phần:
- Xương đầu.
- Xương thân: Cột sống dài có 8 đốt sống cổ, có các xương sườn → Lồng ngực
- Xương chi: Xương đai, các xương chi.
- Đối chiếu bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch → chỉ ra điểm sai khác:
- Thằn lằn xuất hiện xương sườn → tham gia quá trình hô hấp.
- Số lượng đốt sống cổ nhiều hơn (8 đốt, ếch có 1 đốt).
- Cột sống dài có đốt sống đuôi dài.
- Đai vai khớp với cột sống → chi trước linh hoạt.
⇒ Cấu tạo bộ xương hoàn toàn thích nghi với đời sống trên cạn.
1.2. Các cơ quan dinh dưỡng

Hình 2: Cấu tạo trong của thằn lằn
1- Thực quản; 2- Dạ dày; 3- Ruột non; 4- Ruột già; 5- Lỗ huyệt; 6- Gan; 7- Mật
8- Tụy; 9- Tim; 10- Động mạch chủ; 11- Tĩnh mạch chủ dưới
12- Khí quản; 13- Phổi; 14- Thận; 15- Bóng đái
16- Tinh hoàn; 17- Ống dẫn tinh; 18- Cơ quan giao phối
1.2.1. Tiêu hóa
- Cấu tạo giống ếch.
- Khác:
- Ống tiêu hoá phân hoá rõ hơn.
- Ruột già có khả năng hấp thụ lại nước.
- Thích nghi cao, có đủ nước cho hoạt động trên cạn.
1.2.2. Hệ tuần hoàn – hô hấp

Hình 3: Sơ đồ hệ tuần hoàn ở thằn lằn
1- Tim 3 ngăn với vách hụt (a) ở tâm thất (b), tâm nhĩ phải (c), tâm nhĩ trái (d)
2- Các mao mạch phổi; 3- Các mao mạch ở cơ quan
- Tim 3 ngăn (2TN – 1TT) xuất hiện vách ngăn hụt ở Tâm thất.
- 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể ít pha hơn.
- Hô hấp:
- Phổi có nhiều vách ngăn và mao mạch máu dày hơn.
- Sự thông khí nhờ sự xuất hiện của cơ liên sườn → thay đổi thể tích lồng ngực.
1.2.3. Bài tiết
- Thận sau (hậu thận) có khả năng hấp thụ lại nước.
- Nước tiểu đặc → chống mất nước.
1.3. Thần kinh và giác quan

Hình 4: Sơ đồ cấu tạo bộ não của thằn lằn
A- Bộ não nhìn từ phía trên; B- Bộ não nhìn bên
1- Thùy khứu giác; 2- Não trước; 3- Thùy thị giác
4- Tiểu não; 5- Hành tủy; 6- Tủy sống
- Não trước, tiểu não phát triển → liên quan đến đời sống và hoạt động phức tạp.
- Giác quan:
- Tai xuất hiện ống tai ngoài.
- Mắt xuất hiện mí thứ 3, đặc trưng cho động vật ở cạn.
- Mũi: Vừa để thở, vừa là cơ quan khứu giác.