Tiếng Việt
English
日本語
한국어
中文
Công ty có phát sinh dịch vụ ăn uống, tiếp khách tại các nhà hàng (công ty), chúng tôi có câu hỏi về Hoá đơn dịch vụ ăn uống (tiếp khách) như sau:
a. Trường hợp 1: Nhà hàng (công ty) đã xuất Hoá đơn giá trị gia tăng (hoá đơn điện tử), chỉ tiêu Tên Hàng hoá, dịch vụ đã ghi đầy đủ món ăn phát sinh theo thực tế, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền.
Đang xem: Bảng kê dịch vụ ăn uống
b. Trường hợp 2: Nhà hàng (công ty) đã xuất hoá đơn giá trị gia tăng (hoá đơn điện tử) nhưng chỉ tiêu Tên Hàng hoá, dịch vụ nhà cung cấp chỉ ghi nôi dung : Dịch vụ ăn uống mà không ghi rõ món ăn phát sinh theo thực tế, đơn vị tính, số lượng, đơn giá cũng bỏ trống. Nhà cung cấp giải thích họ không thể xuất chi tiết món ăn được mà chỉ xuất hoá đơn với nội dung chung như vậy.
– Tại Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 3 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC và Điểm a Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
Xem thêm: Cuộc Hôn Nhân Kỳ Lạ Của 'Soái Ca' Bae Yong Jooon Bên Vợ Trẻ
Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hoá đơn thì không phải gạch chéo.
c) Hóa đơn được lập một lần thành nhiều liên. Nội dung lập trên hóa đơn phải được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số.”
– Tại Điều 19 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về Lập hóa đơn khi danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn:
“Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn, người bán hàng có thể lập thành nhiều hóa đơn hoặc lựa chọn một trong hai hình thức sau:
– Đối với hóa đơn điện tử, do “Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ”, không bị giới hạn về số dòng trên một tờ hóa đơn nên không được lập bảng kê kèm theo hóa đơn điện tử. Khoản 3, Điều 3, Thông tư 32/2011/TT-BTC nêu rõ: “Hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
“a) Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là hóa đơn điện tử.
Xem thêm: Xem Phim Cá Mập Siêu Bạo Chúa Tập Hd #1 Vietsub + Thuyết Minh Full Hd
b) Thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.”
– Căn cứ vào những thực tế phát sinh và quy định như trên, Công ty chúng tôi có câu hỏi về chỉ tiêu trên hoá đơn bao gồm : Hoá đơn giấy và Hoá đơn điện tử như sau:
Nhà cung cấp khi xuất hoá đơn, chỉ tiêu Tên Hàng hoá dịch vụ chỉ ghi nội dung là “Dịch vụ ăn uống” và thành tiền mà không ghi rõ chi tiết tên hàng hoá dịch vụ (món ăn) thì hoá đơn như vậy có được gọi là hoá đơn hợp lệ không? Người mua hàng có được tính chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp không? Người mua hàng có được khấu trừ thuế GTGT không? Người bán hàng có phải chịu trách nhiệm gì về hoá đơn xuất ra với nội dung như trên không?
Chúng tôi rất rất mong nhận được sự hướng dẫn từ Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc để thực hiện tốt các chính sách thuế của Nhà Nước đã ban hành.